ĐÔI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC NAM PHI

AVA Travel là một trong những công ty chuyên tổ chức tour du lịch Nam phi uy tín chất lượng nhất tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi luôn tạo ra sự khác biệt trong mỗi hành trình tour và luôn đem lại sự hài lòng nhất cho Quý khách hàng. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đất nước, con người, văn hoá tại nước Nam Phi xinh đẹp.

Đất nước Nam Phi xinh đẹp và giàu có vẫn còn là một bí ẩn lớn với nhiều du khách Việt Nam. Hôm nay, AVA TRAVEL xin giới thiệu đôi điều về Nam Phi để các bạn cùng tìm hiểu và thêm gần gũi, thêm yêu miền đất này nhé. 

1. Vị trí địa lý:

Cộng Hòa Nam Phi nằm ở cực Nam của châu Phi, với diện tích bề mặt là 1.219.912 km2. Nam Phi có chung biên giới phía Bắc với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Swaziland, Lesotho. Còn 3 phía: Tây, Nam, Đông được bao phủ bởi hai đại dương là Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, với đường bờ biển dài gần 3000km. Đường bờ biển được quét bởi 2 luồng chảy chính là: luồng chảy Mozambuquie-Agulhas phía Đông - ấm và luồng chảy Benguela phía Tây - lạnh. Sự trái ngược về nhiệt độ giữa hai luồng chảy là nguyên nhân gây ra sự khác biệt về nhiệt độ và thảm thực vật giữa bờ biển phía Đông và phía Tây của Nam phi. Những dòng nước lạnh của bờ biển phía Tây giàu oxy, nitrat, photphat và sinh vật phù du hơn bờ biển ở phía Đông. Do đó mà ngành công nghiệp đánh bắt cá chủ yếu tập trung ở bờ biển phía Tây.

Có rất ít Vịnh và những hố tự nhiên ở gần bờ biển để phục vụ cho công tác cảng biển..Cảng biển tự nhiên duy nhất nằm dọc cảng là vịnh Saldanha ở bờ biển phía Tây. Tuy nhiên, khu vực này lại thiếu nước sạch và những tuyến đường để đi vào nội địa.

Hầu hết cửa sông không phù hợp để làm cảng biển bởi vì những bãi cát lớn đã chặn đường vào gấn như suốt thời gian trong năm. Những bãi cát này được hình thành bởi hoạt động của những luồng nước, sóng, những bãi trầm tích cùng với độ dốc thăm thẳm của các con sông ở Nam phi. Chỉ những con sông lớn nhất như Orange và Limpopo là duy trì được những kênh đào thường trực xuyên qua các bãi cát. Do đó, có thể nói rằng Nam phi không có những con sông thích hợp cho tàu bè qua lại.

Các mỏ khoáng sản của Nam Phi có trữ lượng rất lớn và hiếm có trên thế giới như mangan (chiếm 80% trữ lượng toàn thế giới), crom (68%), vanadi (45%), vàng (35%), alumino-silicat (37%), titan, quặng sắt, đồng, kim cương, than…

2. Khí hậu

Mang tính chất cận nhiệt đới nên điều kiện khí hậu điển hình của Nam phi là ấm và biến nó thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch.

Mùa xuân Nam Phi thường bắt đầu từ tháng 9 cho đến cuối tháng 11 hàng năm với nhiệt độ vào khoảng 12 đến 16 độ C cùng với những cơn mưa xuân lất phất bay. Mùa xuân Nam Phi mang một chút khí trời trong lành, hơi se lạnh cùng nắng ấm chan hòa len lỏi vào mọi ngõ ngách của các con đường tràn ngập màu phượng tím Jacaranda.

Mùa hè khoảng từ tháng 12 đến tháng 3

Mùa thu tháng 4 đến tháng 5

Mùa đông ở đất nước này bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 8.

Việc phân chia mùa tại Nam Phi như trên chỉ là tương đối và không hoàn toàn chuẩn xác, bởi sự khác nhau về địa hình, vị trí địa lý, và ảnh hưởng của các luồng chảy nóng- lạnh khiến cho khí hậu  mỗi vùng ở Nam Phi không đồng nhất.

3. Xã hội

Dân số của Nam Phi ước tính đến 2008 là: 43 triệu người

Tỷ lệ biết chữ: 86.4%

Nam phi là quốc gia với dân cư có nguồn gốc khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo. Vào giữa năm 2006 con số dự đoán cho số lượng các dân tộc là: Người phi da đen chiếm 79.5%, người da trắng chiếm 9.2%, da màu chiếm 8.9%, người Ấn và người châu Á là khoảng 2.5%.

Mặc dù phần lớn dân số là người Phi da đen. Nhưng họ lại không cùng văn hóa cũng như ngôn ngữ. Hiến pháp công nhận 11 ngôn ngữ chính thức là: tiếng Nam Phi, tiếng Anh, isiNdebele, isiXhosa, isiZulu, Sesotho sa Leboa, Sesotho, Setswana, siSwati, Tshivenda and Xitsonga. Theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2001, isiZulu là ngôn ngữ mẹ đẻ của 23,8% dân số, tiếp đó là isiXhosa 17,6%, tiếng Nam Phi ( 13,3% ), Sesotho sa Leboa 9,4%, tiếng Anh và Setswana mỗi ngôn ngữ chiếm 8,2%. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của chỉ 8,2% dân số thế những nó lại là ngôn ngữ được hiểu rộng rãi nhất và là ngôn ngữ thứ hai của phấn lớn người dân Nam phi.

Một vài nhóm dân tộc như Zulu, Xhosa, Bapedi và Venda chỉ có ở Nam Phi. Những nhóm dân tộc khác được phân bổ dọc biên giới với những nước láng giếng. Ví dụ như tộc người Ndebele xuất hiện ở Matabeleland ở Zimbabue, hay tộc tộc người Tsonga được phát hiện ở phía Nam Mozambique.

Tôn giáo

Theo cuộc điều tra dân số toàn quốc gần đây nhất thì gần 80% người dân Nam Phi theo đạo Cơ đốc, những người theo đạo hồi chiếm khoảng 1.5% dân số, đạo Hindu khoảng 1.3%, 15.1% không theo đạo, 2.3% là theo những đạo khác và 1.4% không có số liệu.

4. Thể chế và cơ cấu hành chính

Cơ cấu chính quyền: Theo chế độ Dân Chủ Cộng Hoà

Đứng đầu Nhà Nước là Tổng thống. Nội các được bổ nhiệm bởi Tổng thống.

Cơ cấu hành chính: gồm 9 khu vực; Eastern Cape, Free State (thủ phủ là thủ đô tư pháp Bloemfontein) , Gauteng (thủ phủ là thủ đô hành pháp Pretoria), KwaZulu-Natal, Limpopo, Mpumalanga, North-West, Northern Cape, Western Cape (thủ phủ là thủ đô lập pháp Cape Town)

5. Lịch sử hình thành và phát triển

Nam Phi có một lịch sử rất khác biệt với các quốc gia khác ở Châu Phi, kết quả của quá trình nhập cư sớm từ Châu Âu và tầm quan trọng chiến lực của Con đường Biển Cape. Từ thế kỷ 16 trở về trước, trên lãnh thổ Nam Phi ngày nay chỉ có các bộ lạc người Phi sinh sống. Những người nhập cư Châu Âu đã bắt đầu tới đây ngay sau khi Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập một điểm đồn trú tại vị trí ngày nay là Cape Town vào năm 1652. Người Anh và người Hà Lan đến khai phá và chiếm giữ miền đất này, đẩy người dân bản xứ vào sâu trong lục địa. Năm 1910, Anh sát nhập 4 tỉnh (Cape, Orange, Transvall và Natal) thành Liên bang Nam Phi tự trị dưới sự bảo hộ trực tiếp của Anh.

Từ năm 1948, Đảng Quốc gia lên nắm quyền ở Nam Phi, thi hành chính sách Arpatheid phân biệt chủng tộc, đàn áp người bản xứ. Tầng lớp tư sản Nam Phi đã lợi dụng nguồn tài nguyên giàu có và giá nhân công bản xứ rẻ mạt tạo nên “thần kỳ kinh tế” trong giai đoạn thập kỷ 60, xây dựng một cơ sở hạ tầng kinh tế tương đối phát triển tại Nam Phi.

Từ cuối những năm 80, trước sức ép của cộng đồng quốc tế và sức mạnh của đấu tranh nhân dân, Chính quyền Nam Phi đã buộc phải tiến hành cải cách, đối thoại với các đảng phái đối lập, trả tự do cho các nhà hoạt động chính trị trong đó có Nelson Maldela là lãnh tụ đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Năm 1994, Nam Phi tiến hành cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên, ANC giành thắng lợi lớn, ông N. Mandela được cử làm Tổng thống. ANC thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc bao gồm các đảng đối lập. Tháng 6/1999, tại cuộc bầu cử đa sắc tộc lần thứ hai, ông Thabo Mbeki, Chủ tịch đảng ANC, nguyên phó Tổng thống, đã giành được trên 66% phiếu bầu, trở thành Tổng thống mới của Nam Phi.

Trong những năm qua, Chính phủ Nam Phi đã có nhiều cố gắng ổn định xã hội, phân hóa lực lượng cực hữu, tranh thủ được cộng đồng da trắng tham gia điều hành kinh tế, quản lý đất nước.

6/ Ẩm thực

Ẩm thực Nam Phi sử dụng chủ yếu nguyên liệu thịt và sở hữu một món ăn đặc trưng riêng của xã hội Nam Phi trong những dịp lễ lạt được gọi là braai, hay thịt nước.Một món ăn được ưa thích của người Nam phi là thịt kho tỏi, một loại thịt đã được sấy khô thường được làm từ thịt bò và thú săn. Người ta thường ăn thịt bò khô trong khi đang xem các chương trình thể thao. Món ăn Ấn độ như cà ri cũng rất phổ biến đặc biệt là ở Durban với số lượng người Ấn độ khá đông ở đó. Các món ăn ở Cape Malay bắt nguồn từ Đông Nam Á. Bobotie là món ăn phổ biến bắt nguồn từ châu Âu và được chế biến để phù hợp với khẩu vị ở Cape Malay. Nó được làm từ cừu tẩm cà ri, hoa quả, bành mì, cùng một chút gạo và thịt nướng. Gần đây, một số nhà hang của người Ấn và người Pakistan đã mở ra ở các thành phố chính bởi những người nhập cư để người dân nơi đây có thể trải nghiệm nhiều hơn những bữa ăn mang đậm chất châu Á. Nam Phi cũng đã phát triển trở thành một quốc gia sản xuất rượu lớn, với một số vườn nho thuộc loại tốt tại các thung lũng quanh Stellenbosch, Franschoek, Paarl và Barrydale

7. Giáo dục

Bản tuyên ngôn nhân quyền có trong hiến pháp 1996 qui định rằng: mọi người đều có quyền tiếp cận giáo dục cơ bản bao gồm chương trình giáo dục cơ bản người lớn và bổ túc giáo dục. Nền giáo dục của Nam Phi được chia ra làm 3 cấp độ:

Cấp 1: Giáo dục và đào tạo tổng quát

Cấp 2: Giáo dục và đào tạo bổ túc

Cấp 3: Cao học

Giai đoạn giáo dục và đào tạo tổng quát bắt đầu từ lớp R ( khi trẻ được 4 tuổi ) cho tới lớp 9. Nó tương đương với tiêu chuẩn giáo dục và đào tạo cơ bản cho người lớn.

Giai đoạn giáo dục và đào tạo bổ túc bao gồm các lớp từ 10 đến 12

Hệ cao học bao gồm một loạt những bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận thậm chỉ cả những bằng cấp sau tiến sỹ.

Học sinh học tại trường trong 13 năm, năm đầu tiên gọi là lớp R và 3 năm cuối là không bắt buôc. Lớp R thường được hoàn thành tại các trường mẫu giáo, tuy nhiên nhiều trường cấp 1 cũng có những lớp này.

 

Bạn đang xem: ĐÔI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC NAM PHI
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0862528118
x